Thứ Tư, 20 tháng 7, 2022

Mụn trứng cá: Nguyên nhân và cách điều trị

Mụn trứng cá gây ảnh hưởng đến khoảng 80% thanh thiếu niên, đặc biệt là ở lứa tuổi dậy thì. Hầu hết các trường hợp mụn trứng cá không nghiêm trọng và có thể chăm sóc tại nhà hoặc thuốc không kê đơn. Tuy nhiên những người bị mụn trứng cá lâu dài nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Mụn trứng cá là gì?

Mụn trứng cá là bệnh da liễu liên quan đến tuyến bã nhờn dưới da. Những lỗ trên da được gọi là lỗ chân lông và đường dẫn chất nhờn từ tuyến bã nhờn đến lỗ chân lông được gọi là nang lông. Những nốt mụn đỏ hình thành khi nang lông của bạn bị lượng lớn chất nhờn và tế bào chết làm tắc nghẽn, dẫn đến viêm.

Mụn trứng cá thường xuất hiện trên mặt, vai, lưng và ngực. Mụn có thể chỉ là vài nốt nhỏ cộm lên không đau (tình trạng nhẹ), mụn đỏ sưng tấy (tình trạng trung bình), nhưng cũng có thể rất đau và nghiêm trọng đến mức có bọc mủ.

Nguyên nhân gây ra bệnh trứng cá là gì?

Có bốn yếu tố chính được xem là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá:

  • Sản xuất dầu dư thừa, làm tắc nghẽn nang lông
  • Nang lông bị tắc bởi tế bào da chết và dầu
  • Vi khuẩn gây viêm nhiễm tổn thương trên da
  • Hoạt động quá mức của hormone androgen, tăng tiết chất nhờn hơn so với nhu cầu của da.

Ngoài ra, một nguyên nhân gây mụn trứng cá khác do di truyền. Nếu cha mẹ bị mụn trứng cá, bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc cao hơn những người cùng trang lứa trong lứa tuổi vị thành niên. Thậm chí, nếu một hoặc cả hai cha mẹ bạn bị mụn trứng cá cho đến lúc trưởng thành, bạn cũng có nhiều khả năng bị mụn trứng cá kéo dài cho đến khi lớn.

Bên cạnh đó, phụ nữ cũng có nhiều khả năng bị mụn trứng cá trong tuổi trưởng thành hơn nam giới. Giả thiết giải thích cho điều này là do sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể phụ nữ có vào những thời điểm nhất định trong cuộc đời. Những mốc thời gian này bao gồm:

  • Bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt
  • Trong thời gian mang thai, thường là trong 3 tháng đầu của thai kỳ
  • Mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang - một tình trạng phổ biến có thể gây ra mụn trứng cá ở người nữ trong tuổi trưởng thành, kèm với đó là tăng cân và hình thành các nang nhỏ bên trong buồng trứng làm chậm mang thai.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc mụn trứng cá?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mụn trứng cá, bao gồm:

  • Thay đổi hormone: lượng hormone sinh dục hay còn gọi là androgen tăng cao ở độ tuổi dậy thì sẽ làm chất nhờn tiết ra quá nhiều. Androgen cũng tăng trong quá trình mang thai. Trong một số thuốc tránh thai cũng chứa chất giống androgen. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc tránh thai.
  • Một số loại thuốc có thể gây ra mụn trứng cá: bạn có nguy cơ cao bị mụn trứng cá nếu bạn đang dùng thuốc chứa corticosteroid, androgen hoặc lithium.
  • Tiền sử gia đình: di truyền cũng là yếu tố tác động đến việc hình thành mụn. Nếu bố mẹ đều có mụn, con cũng sẽ có nguy cơ bị mụn.
  • Dầu mỡ: bạn có thể bị mụn khi làm việc trong khu vực nhiều dầu mỡ như chiên rán trong nhà bếp.
  • Da tiếp xúc hoặc bị đè mạnh bởi các vật dụng như: điện thoại, điện thoại di động, mũ bảo hiểm, vòng đai chặt hoặc ba lô.
  • Căng thẳng: stress thường không gây ra mụn, nhưng nếu bạn đang bị mụn, căng thẳng có thể khiến mụn nặng hơn.
Tham khảo thêm bài viết sau:

https://thuocdactri247.com/dieu-tri-mun-trung-ca/

https://altcommtechniques.com/mun-trung-ca-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri/

#muntrungca, #dieutrimun, #muntrungcalagi, #nguyennhanmuntrungca, #thuocdieutri247,

Liên hệ:



Hotline: 0901771516

Địa chỉ: 46 Đường 18, Phường Hiệp Bình Chánh, Thành phố Thủ Đức

Website: Thuocdactri247.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét