Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2020

Thuốc Phosphalugel (Thuốc dạ dày chữ P): Tác dụng, Cách dùng

1. Phosphalugel (nhôm phosphate) là thuốc gì?

Thuốc Phosphalugel, thường được người dân goi là gói thuốc chữ P, là một thuốc kháng acid, với thành phần chính là nhôm phosphate ở dạng keo, do đó Phosphalugel có tác dụng chính là làm giảm bớt nồng độ acid trong dạ dày, ngăn ngừa các triệu chứng do đau dạ dày (cơn đau vùng thượng vị).

2. Thành phần

Aluminum phosphate dạng keo 20%: 12.380 g.

Tá dược: Canxi sulphate dihydrate, agar 800, pectin, chất tạo hương cam, sorbitol lỏng (không kết tinh), kali sorbate, nước tinh khiết.

3. Thuốc chữ Phosphalugel có tác dụng gì?

Phosphalugel là thuốc kháng axit có tác dụng làm giảm nồng độ axit dạ dày. Sản phẩm được dùng để khắc phục tình trạng đau dạ dày và cảm giác bỏng rát, khó chịu ở dạ dày và thực quản do lượng axit dư thừa gây nên.

4. Thuốc được chỉ định trong những trường hợp nào?

Viêm dạ dày cấp và mãn tính

Loét dạ dày tá tràng

Thoát khe vị thực quản

Ngộ độc axit, kiềm, chất ăn mòn gây xuất huyết dạ dày

Rối loạn chức năng ruột

Ợ nóng, bỏng rát dạ dày, khó tiêu.

5. Không dùng Phosphalugel cho những đối tượng nào?

Bệnh nhân bị suy thận mạn tính (do Aluminum phosphat không làm giảm lượng phosphate trong máu.)

Quá mẫn cảm (dị ứng) với nhôm phosphate hoặc bất kỳ thành phần nào khác có trong  PHOSPHALUGEL (canxi sulphate dihydrate, pectin, agar 800, chất tạo hương cam, kali sorbate, sorbitol).

Có các vấn đề nghiêm trọng về thận.

6. Liều dùng Phosphalugel

Đối với người lớn: Uống 1 – 2 gói/ lần, ngày dùng 2 – 3 lần theo chỉ định của dược sĩ/ bác sĩ.

Đối với trẻ em: Chưa được nghiên cứu và xác định. Bố mẹ nên hỏi thăm ý kiến chuyên gia trước khi cho trẻ dùng thuốc điều trị.

7. Thuốc Phosphalugel nên uống như thế nào?

Bạn có thể dùng thuốc kèm với thức ăn để giảm tình trạng dạ dày bị kích ứng.

Không dùng quá 6 gói mỗi ngày.

Nếu có bất kỳ thắc mắc trong quá trình dùng thuốc chữ P trị đau bao tử, liên hệ chuyên gia để nhanh chóng được tư vấn và giải đáp.

8. Thuốc Phosphalugel nên uống khi nào?

Đối với bệnh nhân bị khó tiêu, viêm dạ dày: Dùng thuốc trước mỗi bữa ăn.

Đối với người bị viêm loét dạ đày tá tràng: Dùng thuốc trước khi ăn từ 1 – 2 giờ.

Đối với người mắc bệnh đường ruột: Uống vào buổi sáng khi đói hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.

Đối với người bị hồi lưu dạ dày thực quản, viêm thực quản, thoát khe vị thực quản: uống sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ.

9. Thời gian điều trị

Uống > 6 gói/ ngày thường không giảm thêm cơn đau.
Do đó, nếu dùng 6 gói/ ngày nhưng không đủ để làm giảm cơn đau. Gọi bác sĩ để tham khảo ý kiến ​​về việc dùng thuốc.

10. Thận trọng

Người bị bệnh di truyền hiếm gặp không dung nạp được Fructose thì không nên dùng thuốc trên.

Phụ nữ mang thai và cho con bú cần thận trọng khi sử dụng.

Thuốc chứa Sorbitol nên có thể gây một số tác động nhẹ lên hệ tiêu hóa (tiêu chảy), cần lưu ý.

Hỏi ý kiến chuyên gia nếu như bệnh không có biểu hiện chuyển biến theo chiều hướng tích cực sau 7 ngày hoặc bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng đau kèm sốt, buồn nôn.

Nên sử dụng Phosphalugel thận trọng trong khi mang thai và trong khi cho con bú.

Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào khác.

11. Xử lý khi dùng quá liều Phosphalugel

Quá liều có thể gây táo bón hoặc thậm chí có thể gây tình trạng tắc ruột. 
Quá liều có nhiều khả năng ảnh hưởng ở bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận.
Do đó, trong trường hợp này, gọi ngay cho bác sĩ hoặc trung tâm y tế gần nhất để đưa ra các biện pháp hỗ trợ kịp thời.

12. Cách xử lý nếu quên một liều

Trường hợp quên một liều, hãy uống bổ sung càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, trong trường hợp liều bổ sung gần với liều kế tiếp thì nên bỏ qua và tiếp tục uống liều kế tiếp theo kế hoạch điều trị.
Lưu ý: tuyệt đối KHÔNG ĐƯỢC uống gấp đôi liều cùng một lúc.

13. Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng. Tránh để thuốc nơi có ánh sáng trực tiếp hoặc nơi ẩm thấp.

Tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.

14. Tương tác thuốc

Thuốc kháng khuẩn: cyclines, fluoroquinolones

Thuốc kháng lao: ethambutol và isoniazide

Thuốc kháng thụ thể H2: metoprolol, atenolol, propranolol, chloroquine, diflunisal, digoxine, diphosphonate, prednisolone và dexamethasone…

Nhóm thuốc an thần: muối sắt, penicillamine, phenothiazin.

Cardiac glycosides

*** Xem thêm thuốc Phosphalugel: https://thuocdactri247.com/thuoc-phosphalugel/

Tổng hợp: Blog Bệnh Học

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét